Site banner
Chủ nhật, 24. Tháng 11 2024 - 11:30

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế (Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh) tham gia chương trình sản phẩm OCOP hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

(Ảnh chụp sản phẩm gạo Nàng Keo của Hợp tác xã lúa – tôm Thạnh Phú tại xã An Nhơn)

Ủy ban nhân dân xã An Nhơn xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình sản phẩm OCOP năm 2024. Trong đó, yêu cầu các ban, ngành đoàn thể xã, ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng về Chương trình sản phẩm OCOP, nhất là cần hiểu đúng và đầy đủ về quan điểm, định hướng của chương trình, gắn với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình sản phẩm OCOP thông qua các cuộc họp, hội nghị và các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở từng địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. 

Khi tham gia chương trình OCOP, các sản phẩm (tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh, cua, cá, khô, lúa sạch, bò,…) sẽ được hưởng những lợi ích sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP sẽ được đánh giá, phân hạng theo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác. Điều này sẽ giúp các sản phẩm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tăng cường năng lực sản xuất: Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, quảng bá, xúc tiến thương mại. Điều này sẽ giúp các sản phẩm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 Tăng khả năng cạnh tranh: Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP sẽ được gắn tem nhãn OCOP, đây là một dấu hiệu nhận diện uy tín, giúp các sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tăng thu nhập cho người dân: Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP sẽ được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Điều này sẽ giúp các sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, mua nhiều hơn, từ đó tăng thu nhập cho chủ thể của sản phẩm.

 Tóm lại, tham gia chương trình OCOP là một cơ hội lớn để các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở từng địa phương nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân.

Nếu bạn là chủ sở hữu của một sản phẩm có lợi thế ở địa phương của mình, hãy tham gia chương trình OCOP để sản phẩm của bạn có cơ hội phát triển và vươn xa hơn nữa.

Bùi Thị Ny